Quà sinh nhật ý nghĩa dành tặng những người thân yêu
Gợi ý 7 món quà sinh nhật ý nghĩa, nam, nữ điều thích
28/07/2024
Bánh trung thu
Bánh Trung thu: Nguồn gốc, các loại nhân bánh và địa điểm mua
31/07/2024
Quà sinh nhật ý nghĩa dành tặng những người thân yêu
Gợi ý 7 món quà sinh nhật ý nghĩa, nam, nữ điều thích
28/07/2024
Bánh trung thu
Bánh Trung thu: Nguồn gốc, các loại nhân bánh và địa điểm mua
31/07/2024
Show all

Trung thu 2024 ngày mấy Dương lịch và Âm lịch? Nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Trung thu, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, là một trong những dịp lễ quan trọng và được mong chờ nhất trong năm. Vậy Tết Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào ngày nào? Lễ hội này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Cái Lò Nướng khám phá ngay bài viết dưới đây!

Trung thu ngày mấy theo Dương lịch và Âm lịch 2024?

Tết Trung thu, hay còn được biết đến với những cái tên như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng hay Tết Đoàn Viên, là một trong những dịp lễ quan trọng và được yêu thích nhất tại Việt Nam. Vào dịp này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, uống trà hoặc rượu, trẻ em thì đeo mặt nạ, rước đèn lồng, phá cỗ, xem múa lân,…

Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, mang đến bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt cùng những hoạt động sôi nổi, đặc biệt là đối với các em nhỏ. Năm 2024, Tết Trung thu sẽ chính thức diễn ra vào thứ Ba, ngày 17 tháng 9 theo Dương lịch.

Tết Trung Thu 2024
Tết Trung thu 2024 diễn ra vào ngày 17 tháng 9 Dương lịch (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc 

Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc và có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Tết Trung thu. Đầu tiên là truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc. Thứ hai là câu chuyện về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và cuối cùng là sự tích về chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cụm từ “Tết Trung thu” được người Việt xưa mượn nguyên xi từ Hán ngữ và tiếp tục sử dụng trong chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Khái niệm “Trung thu” được đề cập lần đầu tiên trong sách Chu Lễ và Lễ Ký (thiên Nguyệt Lệnh) của Khổng Tử thời Chiến Quốc, và thuật ngữ “Trung thu tiết” xuất hiện vào thời nhà Đường.

Dựa trên những bằng chứng lịch sử và từ nguyên học, có thể khẳng định rằng Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua hàng nghìn năm du nhập và phát triển trên mảnh đất Việt Nam, Tết Trung thu đã có những thay đổi và mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt.

Nguồn gốc Trung thu
Câu chuyện cổ tích về Chú Cuội của cổ tích Việt Nam (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa 

Từ xa xưa, con người đã tin rằng có mối liên hệ đặc biệt giữa cuộc sống và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết phản ánh niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ và chia ly, vì vậy Tết Trung thu (vào ngày rằm tháng Tám âm lịch) còn được gọi là Tết Đoàn viên.

Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và dự đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng, năm đó sẽ được mùa tằm tơ; trăng thu màu xanh hoặc lục, có thể xảy ra thiên tai; trăng thu màu cam trong sáng, đất nước sẽ thịnh vượng.

Tết Trung thu là nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam, là dịp để mỗi người con xa quê được trở về sum họp bên gia đình, cùng nhau thưởng thức bánh Trung thu thơm ngon và ngắm nhìn vầng trăng tròn đầy ý nghĩa. Tết Trung thu như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm gia đình, vun đắp thêm tình yêu thương, sự gắn bó và sẻ chia giữa những người thân yêu.

Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu là tết của sự sum họp, đoàn viên (Nguồn: Internet)

Các đồ vật trong dịp Trung thu không thể thiếu

Lồng đèn

Lồng đèn là biểu tượng đặc trưng nhất của Tết Trung thu. Lồng đèn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như tre, giấy kiếng, nhựa,… với nhiều hình thù phong phú như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn thỏ,… Lồng đèn không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn tượng trưng cho ánh sáng, sự may mắn và hy vọng.

Các đồ vật đặc trưng trong dịp Trung Thu
Lồng đèn ông sao (Nguồn: Internet)

Trái cây

Mâm cỗ Trung thu không thể thiếu những loại trái cây theo mùa như bưởi, hồng, na, nho,… Trái cây tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và mang đến sự tươi mát cho mâm cỗ.

Các đồ vật đặc trưng trong dịp Trung Thu
Trái cây được bày biện đẹp mắt (Nguồn: Internet)

Bánh Trung thu

Bánh Trung thu không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng cho sự đoàn viên, sum họp trong dịp Tết Trung thu. Năm nay, bạn đã chọn được loại bánh nào cho mâm cỗ nhà mình chưa? 

Nếu chưa, hãy tham khảo ngay những gợi ý về các loại bánh Trung thu “siêu ngon” của Cái Lò Nướng dưới đây nhé!

Bánh thập cẩm hải sản sốt XO

Bánh thập cẩm hải sản sốt XO là sản phẩm mang hương vị của Cái Lò Nướng 2024, sốt XO là linh hồn của chiếc bánh, được tiệm nghiên cứu công thức và chế biến thủ công. Bên cạnh đó, nhân bánh được làm từ các nguyên liệu hải sản tươi ngon như: Cồi sò điệp, tôm nõn kết hợp với gà xé, jambon, lạp xưởng,… cùng nhiều nguyên liệu được chọn lựa tỉ mỉ khác: mỡ đường, hạt dưa, mè trắng, hạt bí, mứt gừng, mứt sen, mứt bí, mứt chanh, rượu Mai Quế Lộ. Tất cả tạo nên một chiếc bánh Trung thu hải sản mang hương vị đặc trưng, đáng để trải nghiệm nhé!

>>> Xem thêm:

Bánh Trung thu
Bánh thập cẩm hải sản sốt XO

Bánh thập cẩm xá xíu thượng hạng

Bánh thập cẩm xá xíu thượng hạng với hương vị lần đầu xuất hiện trong mùa Trung thu 2023 – sản phẩm khách hàng Cái Lò Nướng yêu thích nhất mùa trăng. Thịt xá xíu và nước sốt nhà làm theo công thức riêng đặc biệt. Nhân bánh Trung thu thập cẩm xá xíu gồm lạp xưởng, thịt xá xíu, mỡ đường, hạt mè, hạt điều, hạt bí, hạt dưa, mứt bí, mứt gừng, sốt xá xíu, nước đường.

>>> Xem thêm: 2 loại bánh Trung thu thập cẩm trứng muối ngon, chất lượng, must try

Bánh Trung thu
Bánh thập cẩm xá xíu thượng hạng

Bánh bạch liên tôm ngũ vị

Bánh bạch liên tôm ngũ vị – vị bánh mới của tiệm năm 2024, với toàn bộ các nguyên liệu đều tự làm theo công thức riêng. Nhân bánh là sự kết hợp đặc biệt giữa hạt sen và chà bông tôm, mang lại sự hòa quyện thú vị giữa mặn – ngọt và béo bùi thơm ngon, mới lạ. Ngoài ra, nhân bánh còn có nhiều thành phần khác như: thịt heo, lòng đỏ trứng muối, dầu sốt XO, hạt sen, đường cát, dầu đậu nành. Tất cả tạo nên một thành phẩm thơm ngon, chất lượng, mang đến quý khách một mùa Trung thu mới mẻ và trọn vẹn.

Bánh Trung thu
Bánh bạch liên tôm ngũ vị

Bánh tinh than tre hoàng kim

Bánh tinh than tre hoàng kim – bánh signature của tiệm, với các công đoạn nấu và sên nhân phức tạp. Vỏ bánh kết hợp tinh bột than tre tốt cho sức khỏe và được phủ nhũ vàng bắt mắt. Nhân bánh Trung thu tinh than tre gồm bột mì, hạt sen, lòng đỏ trứng muối, bột tinh than tre, đường cát, dầu đậu nành, nước đường, sữa tươi.

Bánh Trung thu
Bánh tinh than tre hoàng kim

Bánh táo đỏ kỷ tử

Vị bánh mới lần đầu xuất hiện trong mùa Trung thu 2024 với nhân bánh kết hợp tảo đỏ và kỷ tử, giúp bổ sung sắt và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhân bánh gồm bột mì, đậu xanh, hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, đường cát, dầu đậu nành, nước đường.

Bánh Trung thu
Bánh táo đỏ kỷ tử

Bánh hoa hồng nhân ổi xá lị

Bánh hoa hồng nhân ổi xá lị với lớp vỏ ngoài màu trắng signature của tiệm, cánh hoa hồng Đà Lạt được tiệt trùng và sấy khô. Nhân bánh vị ổi hồng đặc trưng của tiệm qua nhiều năm. Nhân bánh Trung thu màu trắng này gồm bột mì, đậu xanh, hạt sen, mứt ổi hồng, đường cát, dầu đậu nành.

>>> Đặt bánh Trung thu ngay tại đây!

Bánh Trung thu
Bánh hoa hồng nhân ổi xá lị

Bánh tắc muối trần bì

Bánh tắc muối trần bì – sản phẩm mới của Cái Lò Nướng năm 2024, nhân kết hợp giữa tắc muối mặn ngọt hài hòa và trần bì (vỏ quýt) thơm. Nhân bánh gồm bột mì, đậu xanh, hạt sen, mứt tắc muối, trần bì, đường cát, dầu đậu nành. Bánh mang hương vị thơm ngon, mới lạ, đáng để trải nghiệm nhé!

Bánh Trung thu
Bánh tắc muối trần bì

>>> Tham khảo thêm: Các loại bánh Trung thu tặng đối tác cao cấp, sang trọng và ý nghĩa

Bánh Trung thu cao cấp của Cái Lò Nướng không chỉ đa dạng về hương vị mà còn được làm từ những nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với thiết kế hộp sang trọng, Cái Lò Nướng là món quà ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè trong dịp Trung thu sắp tới. 

>>> Tham khảo thêm các set bánh trung thu bắt mắt được đựng trong những chiếc hộp và chiếc túi “sang-xịn-mịn” từ Cái Lò Nướng.

>>> Tham khảo thêm:

Ngoài những đồ vật trên, còn có rất nhiều đồ vật khác cũng góp phần tạo nên một mùa Trung thu trọn vẹn như đèn lồng kéo quân, mặt nạ giấy bồi, tò he,… Tùy vào phong tục tập quán của từng địa phương mà các đồ vật trong dịp Trung thu có thể có sự khác biệt.

Các hoạt động diễn ra vào dịp Tết Trung thu có gì vui?

Rước đèn lồng

Hình ảnh những chiếc đèn lồng lung linh, đủ màu sắc do trẻ em tự tay làm hoặc mua sẵn, cùng tiếng trống rộn ràng, tiếng hát vang vọng khắp các con phố đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đêm Trung thu. Các em nhỏ háo hức khoe đèn, đi rước cùng bạn bè, tạo nên bầu không khí vô cùng sôi động và náo nhiệt.

>>> Tham khảo thêm: 15 quà tặng Trung thu ý nghĩa dành tặng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Rước đèn Trung thu
Các em nhỏ rước đèn Trung thu (Nguồn: Internet) 

Múa lân

Những chú lân uyển chuyển, nhịp nhàng di chuyển theo tiếng trống, mang đến niềm vui và sự may mắn cho gia chủ. Đây là biểu tượng cho sức mạnh, sự sung túc và thịnh vượng trong dịp Tết Trung thu.

Múa lân vào dịp Trung Thu
Múa lân vào dịp Trung thu (Nguồn: Internet) 

Phá cỗ

Mâm cỗ Trung thu được bày biện với đủ loại trái cây tươi ngon, bánh kẹo và đặc biệt là bánh Trung thu – món bánh mang hương vị đặc trưng, thể hiện sự đoàn viên và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện vui vẻ, chia sẻ những câu chuyện và ước mơ hy vọng trong đêm trăng sáng là nét đẹp văn hóa truyền thống quý giá của người Việt.

Phá cỗ Trung Thu
Phá cỗ Trung thu (Nguồn: Internet) 

Ngắm trăng

Vào đêm Trung thu, bầu trời cao, trong xanh, trăng sáng vằng vặc. Cả gia đình cùng nhau ra sân, ngắm nhìn ánh trăng tròn vành vạnh, tưởng tượng ra những điều kỳ diệu và ước mơ về một tương lai tươi sáng.

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, Tết Trung thu hiện nay còn có thêm nhiều hoạt động hiện đại, sôi động như: tổ chức các chương trình ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ Trung thu,… Tất cả góp phần tạo nên một ngày Tết Trung thu vui tươi, náo nhiệt và đầy ý nghĩa.

>>> Xem thêm: 1001 lời chúc Trung thu ngắn gọn, ý nghĩa tặng người thân, đối tác

Hoạt động diễn ra vào dip Trung thu
Ngắm trăng (Nguồn: Internet) 

Tết Trung thu 2024 đang đến gần, hãy cùng chuẩn bị những món quà ý nghĩa, những chiếc bánh Trung thu thơm ngon và cùng gia đình tận hưởng bầu không khí ấm áp, sum vầy của lễ hội truyền thống đặc biệt này. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Trung thu.

Comments are closed.